Kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế: nhận diện và giải pháp phát triển thương hiệu TS. KTS. Nguyễn Ngọc Tùng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế ( Email: Kts.nguyentung@ hueuni.edu.vn ) 1. Tổng quan Huế, cố đô triều đại nhà Nguyễn (1802-1945), được biết đến là thành phố vườn bởi sự cấu thành của những thành tố xanh như cảnh quan, lăng tẩm vườn, phủ đệ, và đặc biệt là các nhà vườn truyền thống. Nhà vườn truyền thống Huế luôn có sự kết nối hữu cơ giữa ngôi nhà, con người và sân vườn cảnh quan (hình 1). Nhắc đến nhà rường, nhà vườn thì ta sẽ nghĩ ngay đến Huế chứ không thể nghĩ đến các địa phương khác được. Có thể nói, đó là thương hiệu đặc trưng của Huế và chúng là những yếu tố không thể thiếu tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn và di sản văn hóa của thành phố vườn Huế. Hình 1. Nhà vườn “Xuân Viên Tiểu Cung” ở phường Kim Long (nguồn: tác giả) Trong khi các chúa Nguyễn ở trong phủ và vua Nguyễn ở trong Tử Cấm Thành, các hoàng thân quốc thích, quan lại sống tại các ngôi nhà vườn tọ
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHÁP TẠI HUẾ TS. KTS. Nguyễn Ngọc Tùng, ThS. KTS. Nguyễn Thị Minh Xuân, TS. KTS. Lê Ngọc Vân Anh Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học, Đại học Huế 1. Khái quát chung Khi nhắc đến Huế, hầu hết chúng ta thường nghĩ đến mảnh đất Thần kinh với sự hiện hữu của kiến trúc Kinh thành, Lăng tẩm và cung điện của triều đại nhà Nguyễn cùng với kiến trúc nhà vườn Huế, cảnh quan danh thắng dọc bờ sông Hương. Tuy nhiên, Huế vẫn còn đó một thể loại kiến trúc rất có giá trị, đó chính là quỹ kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc với sự du nhập của các phong cách kiến trúc phương Tây nói chung và kiến trúc Pháp nói riêng. Nhìn chung, có khá nhiều phong cách kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam như phong cách Tiền thực dân, Tân cổ điển, kiến trúc địa phương Pháp, Art Deco, kiến trúc Đông Dương, kiến trúc Pháp-Hoa và kiến trúc Neo-Gothic (Trần Quốc Bảo, 2009). Ở Huế, người Pháp quy hoạch khá bài bản. Dòng sông Hương đóng vai trò là dải ngăn cách giữa 2 bờ Bắc và Nam. Ở bờ Bắc, khu vực Kinh thành Huế